Chăn nuôi gia cầm là một nghề truyền thống của Việt Nam. Nghề nuôi gà, thuần giống gà rừng thành gà nhà và kết hợp trồng trọt chăn nuôi đã là một truyền thống ngàn năm, ít nhất được ghi nhận trong các truyền thuyết “Voi chín ngà, gà chín cựa” trong truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh hay truyền thuyết An Dương Vương xây thành Cổ Loa.
– Tuy vậy, nhiều năm qua, nghề nuôi gà chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, quy mô nhỏ lẻ và chưa hình thành các vùng nuôi công nghiệp chất lượng cao. Khoảng 10 năm trở lại đây, ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam phát triển mạnh. Nắm được xu thế Công ty CP Nông sản Phú Gia đã xây dựng cơ sở vật chất không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước ngày càng lớn mà đang hướng tới xuất khẩu gà – một ngành kinh tế hết sức mới mẻ.
– Xuất khẩu gia cầm vốn là một lĩnh vực rất công phu, đòi hỏi đầu tư dài hạn, vì các tiêu chí xuất khẩu gia cầm rất ngặt nghèo, đặc biệt sau khi thế giới trải qua đại dịch cúm gia cầm. Để có thể xuất khẩu gà sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Phi sắp tới là các nước Ả Rập như UAE,… ,
Phú Gia triển khai các chương trình giám sát dịch bệnh gia cầm, giám sát chuỗi cung ứng an toàn thực phẩm, Thực hiện các quy trình sản xuất an toàn thực phẩm đối với thịt gà chế biến xuất đáp ứng các yêu cầu của Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Phi và một số nước khác…
– Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Nhật Bản là một trong những thị trường có yêu cầu khắt khe nhất thế giới. Để xuất khẩu được vào thị trường khó tính này, Công ty Nông sản Phú Gia đã phải đáp ứng được các tiêu chuẩn chăn nuôi, giết mổ, chế biến thịt gà theo chuỗi, đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, có truy xuất nguồn gốc.
– Việc Việt Nam duy trì sự ổn định thị trường trong nước và tích cực xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản và các quốc gia khác sẽ là đòn bẩy giúp quá trình hiện đại hóa ngành chăn nuôi gia cầm tại các tỉnh thành được quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa. Nhiều vùng chăn nuôi sạch bệnh đang được hình thành và nhiều công ty quan tâm đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi gia cầm.