Thúc đẩy bộ rễ phát triển, lá to, xanh và dày, tăng khả năng đẻ nhánh hữu hiệu, hỗ trợ cây quang hợp tốt, hạt mảy, lúa cứng cây ít đổ ngã, nâng cao sức đề kháng (chống chịu sâu bệnh, chống rét, chống hạn…). Giảm phân bón từ 30 – 50%, cho năng suất từ 8 – 15%, thu hoạch sớm hơn vụ đại trà từ 5 – 7 ngày.

SỬ DỤNG CHỀ PHẨM SINH HỌC VƯỜN SINH THÁI CHO LÚA

Thời kì ngâm giống: dùng 7 ml chế phẩm sinh học hòa với 14 lít nước ngâm hạt giống trong vòng từ 6 đến 8 giờ sau đó vớt ra ủ giống. Sẽ giúp hạt giống nẩy mầm đều, tăng tỉ lệ nảy mầm lên tới 95 đến 98%, mầm mập hơn, khi mang hạt giống đi gieo, cây non sẽ nhanh ngồi hơn.

Bón lót:

– Ruộng bị phèn nên bón lót phân lân (Ninh Bình, Văn Điển, Long Thành):

+ Phèn trung bình: bón 200 kg/ha.

+ Phèn nặng: bón 400 kg/ha.

Lưu ý nếu bón Lân Long Thành cần phải làm đất xong, tháo nước, sạ giống xong mới bón phân. Sau bón phân không được tháo nước sẽ mất phân.

Thời kì 5 – 7 ngày sau sạ: dùng 7ml chế phẩm sinh học pha với 20 đến 23 lít nước phun đều một lượt. Sẽ giúp cây non cứng cây hơn, nhanh chóng bén rễ, tăng cường sự dinh dưỡng giúp phát triển lá non…

– Bón phân đợt 1 (7 – 10 ngày sau sạ):

– 100 kg phân lân + 50 kg Urê/ha

Ghi chú: đất gò cao, đất xấu, đất 3 vụ lúa ngoài định mức trên cần tăng 50 – 100 kg phân lân, 20 kg Urê, 30 kg KCl cụ thể là: 150 – 200 kg phân lân + 70 kg Urê + 30 kg KCl.

– 17 đến 18 ngày sau sạ: tiến hành cấy dằm bằng cào 3 răng, nhổ chỗ dày, cấy ra chỗ thưa.

– 18 đến 20 ngày sau sạ: Sử dụng chế phẩm sinh học “Vườn Sinh Thái” để kích hoạt tiếp tục đẻ nhánh hữu hiệu mạnh, tập trung, chuẩn bị bón phân đợt 2. Nên rà vòi phun phân bón là chỗ mới cấy dặm, chỗ lúa xấu, chỗ gò cao cho ăn phân bón lá nhiều hơn để sử ruộng cho đều.

Bón phân đợt 2 (20 – 22 ngày sau sạ):

– 100 kg phân lân + 50 kg Urê/ha (lúa sinh trưởng bình thường).

Ghi chú:

– Lúa xấu, đẻ nhánh kém ngoài định mức trên cần tăng 50 kg phân lân, 20 kg Urê, cụ thể là: 150 kg phân lân + 70 kg Urê/ha.

– Lúa tốt: có thể giảm còn 50 kg phân lân + 30 – 40 kg Urê/ha.

– Lúa dài ngày (trên 100 ngày) có thể dời ngày bón phân đợt 2 đến 25 ngày sau sạ.

– 30 – 32 ngày sau sạ, khi ruộng lúa đã đẻ kín hàng, tiến hành cắt nước để giúp lúa làm đòng thuận lợi. Lúc này nông dân không nên bón thêm phân gốc sẽ phát sinh nhiều chồi vô hiệu, nên hết sức bình tĩnh chờ đợi cho đến lúc ruộng lúa chuyển sang màu vàng tranh sẽ lấy nước vô ruộng để bón phân đón đòng.

– Bón phân đón đòng theo kỹ thuật “Không ngày, không số”

+ Ngày nào có ít nhất 2/3 ruộng lúa chuyển sang màu vàng tranh sẽ bắt đầu tiến hành bón phân. Cần xác định chính xác diện tích phần màu vàng, phần màu xanh đậm, phần màu xanh lợt để tính toán lượng phân bón thật đúng theo định mức sau:

+ Chỗ màu vàng tranh: bón 50 kg Urê + 50 kg Kali/ha.

+ Chỗ màu xanh đậm (đã dư phân): chỉ bón 100kg Kali/ha (tuyệt đối không bón Urê).

+ Chỗ xanh lợt (hơi dư phân): bón 25 kg Urê + 75 kg Kali/ha.

Lưu ý: trước khi bón phân đón đòng nên xịt chế phẩm sinh học “Vườn Sinh Thái” để giúp ruộng lúa hấp thu phân tốt, thân đứng, lá cứng, xanh và dầy hơn, tăng cường khả năng quang hợp, giảm áp lực sâu bệnh, giảm tác hại phèn (nếu có).

– Bón phân rước hạt (bằng cách sử dụng phân bón lá).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *